Hướng dẫn bấm huyệt chữa viêm quanh khớp vai

Ngày đăng: 27/12/2021
Viêm quanh khớp vai là căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh có nguy cơ đối mặt với tình trạng khó hoặc không thể cử động được nữa, hay còn gọi là liệt chi. Bấm huyệt chữa viêm quanh khớp vai là phương pháp đem lại hiệu quả chữa bệnh cao.
Bấm huyệt chữa viêm quanh khớp vai không chỉ giúp người bệnh giảm đau nhanh mà còn có thể phục hồi khả năng vận động khớp vai.

Các bước bấm huyệt chữa viêm quanh khớp vai
Người thực hiện: Là bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền.

Tư thế người bệnh: Ngồi dựa lưng vào ghế.


 
Bước 1: Xác định vị trí huyệt vị
Trước khi thực hiện bấm huyệt chữa viêm quanh khớp vai, bác sĩ cần xác định các huyệt vị chủ của xương khớp như huyệt hợp cốc, khúc trì, kiên ngung, tý nhu, kiên trinh, thiên tông, cự cốt, thiên tuyền.
  • Huyệt kiên tỉnh: Nằm trên vai, giữa đoạn nối từ đỉnh vai đến đốt cột sống số C7.
  • Huyệt hợp cốc: Nằm ở khe chính giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái. Cách xác định vị trí huyệt hợp cốc là sờ vào vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón cái. Phần lõm sâu, sát với xương nối chính là huyệt hợp cốc.
  • Huyệt khúc trì: Khi co khủyu tay về trước ngực, huyệt nằm ở đầu đường chỉ gấp khuỷu.
  • Huyệt kiên ngung: Khi dang thẳng cánh tay, huyệt nằm ở chỗ lõm, phía trước và ngoài khớp, mỏm cùng của xương đòn.
  • Huyệt tý nhu: Nằm ở đầu cuối của cơ tam giác cánh tay, phần cơ lồi mắt thường rất dễ nhìn thấy.
  • Huyệt kiên trinh: Huyệt nằm ở mặt sau vai. Đặt cánh tay lên hông sườn, huyệt cách đầu chỉ nếp gấp nách 1 đốt tay.
  • Huyệt thiên tông: Dưới hỗ giữa xương vai. Ấn trên xương bả vai có một hố lõm sâu.
  • Huyệt cự cốt: Nằm ở chỗ lõm xương đòn với gai sống vai
  • Huyệt thiên tuyền: Tính từ đầu nếp gấp nách trước, do ngang ra khoảng 5-6 thốn về phía cánh tay

Bước 2: Tiến hành xoa bóp
Sử dụng gốc bàn tay cùng mô ngón tay út day, xoa, lăn vùng từ đầu chót cơ delta qua mỏm vai đòn, qua vùng xương bả và vùng kiên tỉnh.

Ở khu vực cánh tay thực hiện vờn, bóp. Thực hiện 3 lần cho mỗi khu vực.


 
Bước 3: Thực hiện bấm huyệt
  • Bấm lần lượt vào các huyệt vị từ khu vực vai xuống cánh tay.
  • Bấm huyệt thiên tông trong trường hợp điểm đau lan rộng ra phía bả vai sau
  • Bấm huyệt kiên tỉnh trong trường hợp điểm đau lan rộng lên khớp vai
  • Bấm huyệt tý nhu trong trường hợp điểm đau lan xuống cánh tay.
  • Mỗi huyệt thực hiện trong khoảng 1 phút.
  • Xoa bóp 30 phút/lần/ngày.
  • Một liệu trình điều trị từ 10 – 15 lần xoa bóp.

Bước 4: Vận động khớp vai
Đặt tay lên khớp vai của người bệnh nắm chặt cố định. Một tay nắm tay xoay vòng theo 1 chiều, đi từ chậm đến nhanh. Quay khoảng 5 đến 10 vòng.

Nắm và kéo căng tay người bệnh, rung nhẹ và tăng dần lực. Kết hợp rung tay và nâng tay lên xuống khoảng 3 lần. Đến lần thứ 3 (lần cuối) thì giật mạnh tay 1 cái.

2 bàn tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng vào trong. Tiến hành phát quanh vùng vai 1 lần.

Theo dõi và xử lý tai trong bấm huyệt chữa viêm quanh khớp vai


 
Tai biến thường gặp trong bấm huyệt là choáng. Người bệnh hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.

Xử lý: Dừng xoa bóp bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ ngơi tại chỗ. Theo dõi mạch và huyết áp.

Lưu ý trong bấm huyệt chữa viêm quanh khớp vai
Phương pháp bấm huyệt phù hợp với người có tình trạng bệnh ở mức độ vừa và nhẹ.

Bấm huyệt cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, thực phẩm đa dạng, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, tránh đồ ăn nhanh, đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn.

Ngoài ra, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp cao dán thảo dược để điều trị viêm quanh khớp vai. Đây là phương pháp mới, khá giống với bấm huyệt nhưng không yêu cầu kỹ thuật cao, chỉ cần được hướng dẫn là người bệnh có thể tự sử dụng tại nhà.

Bấm huyệt chữa viêm quanh khớp vai là một phương pháp điều trị khá hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn cơ sở bấm huyệt uy tín để tránh thực hiện sai cách, tránh những biến chứng có thể xảy ra.